Cao tốc Dầu Giây Xuân Lộc

Tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017-2020, trong đó có tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Đoạn này được xem là cửa ngõ của vùng Đông Nam bộ. Cùng theo chân Dautudat.vn để xem tuyến đường này đang được tiến hành tới đâu nhé!.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành
Cao tốc Bến Lức - Long Thành

1. Vài thông tin về tuyến đường cao tốc Dầu Giây Phan Thiết

Tên dự án

Đường cao tốc Dầu Giây Phan Thiết

Chủ đầu tư

Đang cập nhật

Chiều dài

98km

Điểm đầu

Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (trên quốc lộ 1A)

Điểm cuối

Nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

Tổng chi phí ước tính

750 triệu USD

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1

14,356 tỷ đồng dưới hình thức đối tác công tư (PPP)

Thời gian khởi công

Cuối năm 2020

Dự kiến hoàn thành

Cuối năm 2023

2. Tiến độ tuyến đường cao tốc Dầu Giây Phan Thiết?

Tháng 10/2019, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật đã nhấn mạnh tính khẩn trương của dự án tuyến đường cao tốc Dầu Giây Phan Thiết trong vai trò huyết mạch, giải quyết ùn tắc giao thông trên tuyến Quốc lộ 1.

Do đó, dự án sẽ được ưu tiên khởi công trong thời gian sớm nhất theo như dự kiến là cuối quý 1/2020. Để đảm bảo cho tiến độ thực hiện, công tác bàn giao mặt bằng thuộc 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận phải được triển khai hết sức khẩn trương và quyết liệt.

Hiện, ban quản lý dự án Thăng Long đã phối hợp với Đồng Nai tháo gỡ các vướng mắc về di dời hệ thống dây điện, hạ tầng kỹ thuật đồng thời bố trí riêng cho tỉnh nguồn vốn 600 tỷ đồng  giải phóng mặt bằng.

Bản đồ cao tốc Bến Lức - Long Thành
Bản đồ cao tốc Bến Lức - Long Thành

Còn tại Bình Thuận, tiến độ giải phóng mặt bằng đã có nhiều tín hiệu tích cực hơn. Theo báo cáo của ông Nguyễn Hữu Trung - Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận trong cuộc họp tháng 11/2019 mới đây: "Đến nay, công tác kiểm kê hồ sơ các huyện cơ bản đã hoàn thành".

Nguồn vốn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã giải ngân được 890,8 tỷ đồng, đạt mức trên 66%. Đồng thời, tỉnh đã cho khởi công 4 trong 5 khu tái định cư, 1 khu tại xã Mương Mán đang hoàn tất thủ tục để sớm triển khai.

3. Tình hình giải phóng mặt bằng đường cao tốc Dầu Giây Phan Thiết

Theo thông tin mà Dautudat.vn cập nhật được, hiện tỉnh Đồng Nai đã thống nhất thời điểm hoàn thành giải phóng mặt bằng cho dự án là trong quý I/2020.

Cụ thể, diện tích đất thu hồi để phục vụ dự án trên địa bàn Đồng Nai là 395ha với 884 hộ dân bị thu hồi đất. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản hoàn tất tại một số địa phương.

Khu vực huyện Cẩm Mỹ có 21km, thu hồi 132ha. Huyện đã tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho 194/283 hộ dân và một tổ chức, hoàn thành khoảng 69% khối lượng giải phóng mặt băng.

Ở huyện Thống Nhất, đã thanh toán tiền bồi thường và hỗ trợ cho 53 hộ dân có đất bị thu hồi, còn lại 12 hộ dân chưa nhận tiền đền bù. Chính quyền đang tiến hành giải quyết để sớm hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng.

Tại TP Long Khánh, tổng diện tích đất cần thu hồi khoảng 23ha, gồm 26 hộ dân và 1 tổ chức đã có phương án bồi thường được phê duyệt. TP Long Khánh cũng đã thanh toán tiền bồi thường cho 24 hộ và còn 2 hộ dân đang trong quá trình gấp rút để chi trả tiền đền bù.

Tại huyện Xuân Lộc, đây là huyện có diện tích đất thu hồi lớn nhất với 234ha với 520 hộ dân. Là địa bàn khó khăn nhất trong khâu giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương vẫn đang thúc tiến độ kiểm kê đối với diện tích đất còn lại để xây dựng phương án bồi thường. Sau khi được phê duyệt sẽ tiến hành chi trả tiền đền bù và hỗ trợ.

Với tính chất quan trọng của dự án, tỉnh Đồng Nai đang nỗ lực hoàn thành việc đền bù giải phóng mặt bằng để sớm đưa dự án vào khởi công xây dựng. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quốc Hùng cũng đã yêu cầu các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bắt tay thực hiện công việc ngay sau Tết.

4. Đường cao tốc Dầu Giây Phan Thiết: Nguồn lợi rõ nét cho thị trường bất động sản

Dự án cao tốc hoàn thành sẽ kết nối Bình Thuận với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, sân bay Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam. Cạnh đó, dự án sân bay Phan Thiết cũng sắp được khởi công.

Từ đó,thời gian di chuyển đến Phan Thiết chỉ còn 30 phút nếu từ TP HCM, 2 tiếng nếu từ Hà Nội bằng máy bay; và 2 tiếng bằng xe khách từ TP HCM. Sau khi 2 dự án cao tốc Dầu Giây Phan thiết và sân bay Phan Thiết hoàn thành sẽ tạo ra tam giác du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng Mũi Né - Nha Trang - Đà Lạt. Cao tốc, sân bay sẽ tạo đòn bẩy cho địa phương này phát triển Kinh tế - Xã hội.

Tiến độ thi công cao tốc Bến Lức - Long Thành
Tiến độ thi công cao tốc Bến Lức - Long Thành

Cơ sở hạ tầng vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của du lịch và bất động sản trong khu vực. Ví dụ điển hình, từ năm 2015, khi cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được khánh thành, giá đất Long Thành (Đồng Nai) tăng từ 20 - 40% so với giai đoạn 2012 - 2013, thậm chí có nơi tăng trên 60% khi nghe thông tin quy hoạch sân bay quốc tế Long Thành. Bình Thuận cũng đã thống kê được mức tăng lượng du khách mỗi năm gần như gấp đôi so với thời điểm trước khi có cao tốc.

"Đón sóng" từ quy hoạch cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và sân bay quốc tế Long Thành, sân bay Phan Thiết, Bình Thuận đã nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư "khủng" đến từ những "ông lớn" tầm cỡ như NovaLand, Hưng Lộc Phát,... Đây chính là những tiềm năng giúp thị trường bất động sản Bình Thuận đi lên trong thời gian tới.

Vừa rồi là những cập nhật mới nhất của Dautudat.vn về tiến độ triển khai tuyến đường cao tóc Dầu Giây Phan Thiết. Hy vọng những thông tin vừa rồi là cần thiết đối với quý nhà đầu tư.