Bàu Bàng, miền đất hứa cho công nhân lao động xa quê

Theo dautudat, Bàu Bàng không những mang lại hàng chục ngàn việc làm cho cả dân địa phương lẫn dân nhập cư, nơi đây còn đảm bảo cho họ cả cuộc sống, nơi ăn, chốn ở sau những giờ làm việc mệt nhọc. Từ đây, nhiều mái ấm, nhiều tương lai tươi đẹp hơn đã dần hiện ra...

Khu công nghiệp Bàu Bàng được quy hoạch đồng bộ.

Khi bạn đặt chân xuống huyện Bàu Bàng, cái nắng nơi đây khiến ai cũng cố nhanh chân tìm cho mình một bóng mát. Đất cát, cái nắng gắt từng khiến vùng đất này tụt lại phía sau về phát triển kinh tế so với các vùng khác tại tỉnh Bình Dương. Nơi đây không có nhiều loại cây kinh tế có thể trồng được với quy mô rộng, bức tranh về kinh tế Bàu Bàng có những nét trầm hơn so với Thủ Dầu Một, khu Sóng Thần....

Nhưng giờ đây đã khác, cơ sở hạ tầng với hàng chục km đường trải nhựa đang kết nối mọi nẻo đường xuất hiện, khu công nghiệp Bàu Bàng ra đời trong sự chờ đợi của người dân nơi đây. Với sự phát triển vượt bậc như vậy, những năm qua, Bình Dương được đánh giá là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao so với cả nước. Tính lũy kế đến tháng 3/2018, Bình Dương có 31 tỉ USD vốn FDI đăng ký, xếp thứ hai toàn quốc (chỉ sau TP.HCM), kéo theo hàng ngàn chuyên gia và lao động nước ngoài đến làm việc.

Tuy nhiên, quá trình phát triển của Bình Dương cũng kéo theo áp lực dân số tăng nhanh, hạ tầng quá tải. Theo thống kê, hiện có khoảng gần 1 triệu lao động làm việc trong các khu công nghiệp tại Bình Dương chưa có chỗ ở ổn định, mà phải an cư trong những khu trọ cũ kỹ, ẩm thấp, không đảm bảo an ninh.

Nằm ở phía Bắc tỉnh, huyện Bàu Bàng cũng không tránh khỏi sự tăng nhiệt của bất động sản những năm gần đây. Từ khi huyện Bàu Bàng được thành lập và đặc biệt là sau khi hình thành khu công nghiệp Bàu Bàng, giá đất tại khu  vực này đã tăng mạnh. Bên cạnh khu công nghiệp Bàu Bàng là những khu đô thị được quy hoạch đồng bộ, hiện đại, tạo ra động lực phát triển các ngành thương mại - dịch vụ.

Trong đó, dự án khu công nghiệp và đô thị Bàu Bàng (huyện Bến Cát) thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong và ngoài nước. Diện tích quy hoạch tổng thể của dự án là 2.200 ha, gồm 1.000 ha công nghiệp và 1.200 ha dịch vụ. Nổi bật trong dự án là khu nhà ở cao cấp - thương mại - dịch vụ - công nhân Bàu Bàng. Đây là một trong số ít công trình nhắm đến đối tượng công nhân, người lao động. Tại dự án này, hàng chục nghìn phòng trọ được thiết kế linh hoạt, đảm bảo nhu cầu thiết yếu, dễ dàng thuê mướn giúp người lao động nhanh chóng giải quyết bài toán về chỗ ở.

Theo Công ty TNHH MTV Trung Quân – một trong những đơn vị đầu tư, xây dựng tại đây cho biết, tổng diện tích xây dựng mỗi dãy hơn 210m2 gồm 1 nhà phố và 4 phòng trọ, trong đó căn nhà phố có diện tích sàn gần 90m2, mẫu nhà được cải tiến từ kiốt thành nhà mặt phố tiện nghi song vẫn đảm bảo giá thành hợp lý.

Anh Nguyễn Tấn Đạt (25 tuổi, công nhân, quê Thanh Hóa) chia sẻ: "Quả thật, cuộc sống xa quê khó khăn đủ bề. Bao năm chui ra, chui vào ở những khu nhà trọ phức tạp, chất lượng sống không đảm bảo mới thấy hết giá trị chỗ ở tại khu công nghiệp Bàu Bàng".

Chị Hứa Thị Kiều (35 tuổi, Đà lạt) đã làm công nhân tại Bình Dương được 5 năm bộc bạch: “Đi làm xa nhà ăn uống, nhà trọ, điện nước đều tiết kiệm hết mức. Bốn  người ở căn trọ chưa tới 10m2, chật chội nhưng phải cố chịu vì mấy căn lớn hơn giá cao lắm. Từ ngày xin về Bàu Bàng này đi làm chỗ ở tốt hơn nhiều, giờ 4 chị em ở chung với nhau trong 1 phòng hơn 20m2 mà giá thuê cũng phải chăng lắm.”

Vừa gom tiền đặt cọc mua 1 dãy nhà trả góp 18 tháng, anh Đoàn Văn Bảy (45 tuổi, Kiên Giang) hớn hở gọi về quê báo với gia đình nội ngoại. Anh cho biết sau khi nhận nhà anh sẽ đón vợ và 2 con ở quê lên đây an cư lập nghiệp cùng nhau.

Dù sinh sau đẻ muộn so với những miền đất công nghiệp khác nhưng Bàu Bàng đã có những bước đi đúng đắn, giải quyết được những tồn tại, khó khăn mà nhiều địa phương công nghiệp khác đang vướng mắc.