Phú Quốc phát triển như thế nào?

Phú Quốc là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam, khoác lên mình chiếc áo mới về cơ chế, vừa vặn cho những cuộc bứt phá về đầu tư. Tuy nhiên, trong thời gian tới TP. Phú Quốc sẽ phải đối diện với nhiều thách thức như thực hiện Quy hoạch, xử lý rác thải, nước thải…

Phú Quốc phát triển như thế nào?
Phú Quốc phát triển như thế nào?

Sáng 10/1, tại TP. Phú Quốc đã diễn ra hội thảo “Phú Quốc: Đón vận hội-Dẫn lối thành công”. Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ra Nghị quyết về việc thành lập thành phố TP. Phú Quốc và các phường thuộc thành phố TP. Phú Quốc. Với Nghị quyết này, TP. Phú Quốc trở thành thành phố biển đảo đầu tiên của cả nước, đánh dấu một sự khởi đầu mới với rất nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều khó khăn, thách thức đan xen.

Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang phát biểu tại hội thảo.
Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang phát biểu tại hội thảo.

Sáng 10/1, tại TP. Phú Quốc đã diễn ra hội thảo “Phú Quốc: Đón vận hội dẫn lối thành công”. Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ra Nghị quyết về việc thành lập thành phố TP. Phú Quốc và các phường thuộc thành phố TP. Phú Quốc. Với Nghị quyết này, TP. Phú Quốc trở thành thành phố biển đảo đầu tiên của cả nước, đánh dấu một sự khởi đầu mới với rất nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều khó khăn, thách thức đan xen.
Đồng thời, cần xác định rõ chức năng đặc thù của TP. Phú Quốc. Lợi thế và chức năng đặc thù cần được phát huy và thực thi bằng các thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù. Môi trường hoạt động và cách thức quản trị dựa trên nguyên tắc công khai minh bạch, nhấn mạnh hơn nguyên tắc ưu đãi phi thị trường đối với các hoạt động đầu tư và kinh doanh. Cần định hình rõ hơn nữa hệ thống khuyến khích các doanh nghiệp đầu đàn, những “con đại bàng Việt Nam” đến làm tổ và dựng nghiệp ở TP. Phú Quốc, với những cám kết mạnh mẽ và xứng tầm.

Phú Quốc phát triển như thế nào?
Phú Quốc phát triển như thế nào?

Ông Vũ Nam Khánh, Phó trưởng ban Chiến lược Vietnam Airlines cho biết, đến năm 2019 có 3 hãng hàng không nội địa và 20 hãng hàng không quốc tế khai thác, phục vụ hơn 10 chuyến bay quốc tế/ngày, đưa hơn 600.000 khách quốc tế tới TP. Phú Quốc, chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nga. Năm 2019, Vietnam Airlines đón 12.500 lượt khách quốc tế tới TP. Phú Quốc. Hiện tại, TP. Phú Quốc là sân bay lớn thứ 5 tại Việt Nam, công suất 4 triệu khách/năm. Dự kiến đến 2030, nâng cấp sân bay lên công suất 10 triệu lượt khách/năm với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng

Thời gian tới, Vietnam Airlines kết nối TP. Phú Quốc với các thành phố Việt Nam, phục vụ nhu cầu lớn của khách du lịch. Liên tục theo dõi và nghiên cứu khả năng mở rộng mạng bay tới TP. Phú Quốc. Phát triển các sản phẩm thuê chuyến tới TP. Phú Quốc, đảm bảo sản phẩm từ TP. Phú Quốc có thể nối chuyến tốt với các thị trường nguồn Châu Âu, Châu Á và Úc qua cửa ngõ Hà Nội, TPHCM. Từng bước xây dựng sân bay TP. Phú Quốc trở thành căn cứ hàng không lớn của Việt Nam và trong khu vực, trở thành Singapore mới của châu Á. 

Bà Nguyễn Ngọc Thúy Linh, Phó Tổng Giám đốc thường trực Sun Property Group nói rằng, để xây dựng đô thị phát triển bền vững, trước hết cần đặt vấn đề quản lý phát triển đô thị lên hàng đầu. Trong đó bao gồm nhiều yếu tố cần quan tâm như Quy hoạch kiến trúc và xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ, đất đai, nhà ở, môi trường, cơ cấu dân số, quản lý hành chính nhà nước…
Hiện nay, nhiều đô thị có tình trạng phát triển nóng tự phát, người dân tự tìm mua đất để xây dựng nhà ở, tình trạng phân lô bán nền diễn ra… khiến đô thị phát triển như một vết dầu loang. Để không lặp lại sai lầm và vươn tới tầm vóc của những đô thị đảo quốc tế, TP. Phú Quốc cần tiếp thu cả kinh nghiệm thành công lẫn thất bại của quá trình quản lý phát triển đô thị trên thế giới.

"Và một trong những hình mẫu mà chúng tôi cho rằng TP. Phú Quốc cần học hỏi nhất chính là Singapore", bà Nguyễn Ngọc Thúy Linh nói.
Tại Singapore, sự kết hợp của Quy hoạch dài hạn, chính sách đất đai phù hợp và thiết kế thông minh đã giúp tối ưu quá trình đô thị hóa, trong khi vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và bảo tồn. Các chuyên gia, các nhà quản lý đô thị cũng đã đúc kết nguyên lý cơ bản nhất mà Singapore đã ứng dụng. Trong đó, có một số nguyên lý mà TP. Phú Quốc có thể ứng dụng như xem đô thị hóa là quá trình tất yếu, tối ưu hóa không gian công cộng và văn minh nơi công cộng, ứng dụng giải pháp công nghệ sáng tạo.

“Phú Quốc có tài nguyên du lịch phong phú hơn cả Singapore, lại sở hữu vị trí địa, kinh tế đặc biệt trên con đường giao thương hàng hải nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Với điều kiện đó, để đạt đến sự phát triển xứng tầm, TP. Phú Quốc cần tránh tối đa sự lãng phí trong Quy hoạch, đồng thời khai phá hết tiềm năng không chỉ về du lịch mà cả kinh tế biển, các ngành thương mại dịch vụ... như định hướng đã được đặt ra”, bà Linh nói.  

Phú Quốc phát triển như thế nào?
Phú Quốc phát triển như thế nào?

TP. Phú Quốc đang có hơn 320 dự án đầu tư, với diện tích 10.930ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 340.366 tỷ đồng. Trong đó có 48 dự án đã đưa vào khai thác với diện tích hơn 1.200ha, tổng vốn đầu tư khoảng 13.584 tỷ đồng, 75 dự án đang triển khai xây dựng và các dự án còn lại đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Trong số này có nhiều dự án quy mô cực kỳ hoành tráng như quần thể du lịch, nghỉ dưỡng của Tập đoàn Vingroup ở phía bắc đảo TP. Phú Quốc.

Khu Nam, bắc Bãi Trường có hàng chục resort 5 sao của các tập đoàn như CEO, BIM, InterContinental, Movenpick, Novotel… Phía Nam đảo có quần thể phức hợp JW Mariott kết hợp thành chuỗi du lịch giải trí đẳng cấp từ An Thới ra Hòn Thơm với đường cáp treo vượt biển dài nhất thế giới gần 8km. Đến nay TP. Phú Quốc có trên 700 cơ sở lưu trú với hơn 20.000 phòng. Năm 2018 TP. Phú Quốc đón 2,55 triệu lượt khách, năm 2019 TP. Phú Quốc đón 2,85 triệu lượt khách.