Cao tốc Bến Lức - Long Thành khi nào đưa vào hoạt động?

Tuyến cao tốc Bến Lức Long Thành đi qua TP. HCM, Long An và Đồng Nai dài 58 km đã đã hoàn thành 71,3% khối lượng, thuộc tuyến đường cao tốc Bắc - Nam Việt Nam. Tiến độ thi công của dự án bị chậm trễ so với kế hoạch. Dự kiến cuối năm 2020 sẽ được đưa vào hoạt động.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành
Cao tốc Bến Lức - Long Thành

Sơ lượt về cao tốc Bến Lức - Long Thành

Tên Tên dự án: Cao tốc Bến Lức - Long Thành
Chủ đầu tư Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC)
Lộ trình các tuyến Đi qua các tỉnh Long An, TP HCM và Đồng Nai
Tổng vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 có vốn đầu tư là 9.890 tỷ đồng từ nguồn vay OdA.
Thông số Dài 57,8km, có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h
Thời gian khởi công Tháng 7/2014

Lộ trình tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành

Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành xuất phát từ nút giao với đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương ở xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Sau đó đi qua địa bàn:  Xã Phước An, Vĩnh Thanh, Phước Khánh, Phú Đông (huyện Nhơn Trạch) của tỉnh Đồng Nai => Bình Khánh (huyện Cần Giờ), Long Thới, Nhơn Đức (huyện Nhà Bè), Đa Phước, Hưng Long, Tân Quý Tây, Huyện Bình Chánh (huyện Bình Chánh) của TP. Hồ Chí Minh => Mỹ Yên (huyện Bến Lức) của tỉnh Long An =>  kết thúc tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Trong đó, 4,89km đường cao tốc đi qua tỉnh Long An gồm 2 huyện Bến Lức và Cần Giuộc, 24,92km đi qua TP. Hồ Chí Minh gồm huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ, và 27,28km đi qua tỉnh Đồng Nai gồm 2 huyện Nhơn Trạch và Long Thành.

Lộ trình tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành
Lộ trình tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành

Tiến độ xây dựng cao tốc Bến Lức Long Thành

Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,7km, vốn đầu tư hơn 31.000 tỷ VNĐ (khoảng 1,6 tỷ USD), được khởi công tháng 7/2014, đi qua các tỉnh Long An, TP. HCM và Đồng Nai. Đây là dự án nhà ở đường bộ cao tốc dài và lớn nhất miền Nam, dự kiến thông xe cuối năm 2018.

Tuy nhiên, theo đại diện ban quản lý các dự án nhà ở đường cao tốc phía Nam, công trình hiện đạt 71,3% khối lượng, không thể nào kịp thông xe như dự kiến. Vì vướng giải tỏa nên dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành dự kiến hoàn thiện năm 2020, trễ hai năm so với tiến trình dự kiến.

Tại điểm giao giữa Quốc lộ 1A và cao tốc được thiết kế với là một nút hạ tầng giao thông lớn gồm cầu vượt và vòng xoay. Hiện đường cao tốc đã hình thành nhưng đường lưu thông qua đây chưa xong, vì trên địa bàn huyện Bình Chánh vẫn còn vướng giải tỏa 26 hộ dân và 133 hộ dân ở tỉnh Đồng Nai. Việc đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa sẽ góp phần bảo đảm cho việc hoàn thành tuyến cao tốc này vào năm 2020.

Tiến độ thi công cao tốc Bến Lức Long Thành
Tiến độ thi công cao tốc Bến Lức Long Thành

Cao tốc Bến Lức Long Thành thông xe đoạn Nhà Bè - Bến Lức?

 Không chỉ vướng đền bù giải tỏa, dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành còn gặp nhiều khó khăn trong việc cần mua 2 triệu khối cát và đất để san lấp nền móng đường cao tốc. Bởi cát đang khan hiếm nên giá từ 80.000 đồng/khối đã tăng 1 cách chóng mặt lên 200.000 đồng/khối.

Để thông xe tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành cuối năm 2020, ban quản lý dự án sẽ phải thay đổi thiết kế trên những đoạn mặt bằng chậm giải tỏa để đẩy nhanh tiến độ thi công. Ban quản lý các dự án cao tốc phía Nam đã và đang thúc đẩy các nhà thầu thi công để phấn đấu thông xe trước 20 km, đoạn cao tốc từ Nhà Bè đến Bến Lức vào cuối năm nay.

Việc thông xe đoạn tuyến cao tốc này sẽ góp phần giảm bớt áp lực giao thông cho tuyến quốc lộ 1 (TP. HCM), giảm tải cho cầu Bình Điền, đồng thời tạo điều kiện cho xe lưu thông từ khu cảng biển, Khu công nghiệp Hiệp Phước về các tỉnh miền Tây. Cao tốc Bến Lức Long Thành được lưu thông chính là cơ hội thuận lợi cho ngành kinh tế, cũng như việc lưu thông của các tỉnh thành mà nó đi qua phất lên.

Cao tốc Bến Lức Long Thành: điểm tựa vững chắc cho bất động sản Vũng Tàu

 Trong tương lai gần, cao tốc Bến Lức - Long Thành sau khi được hình thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển đến những khu vực mà nó đi qua. Đặc biệt là khoảng thời gian di chuyển từ TP. HCM đến Vũng Tàu sẽ được rút ngắn xuống chỉ khoảng 2 tiếng chạy xe.

Đây là khoảng thời gian lí tưởng với những chuyến du lịch ngắn ngày, hay tạo dựng một "ngôi nhà thứ 2" cho chính mình. Và đó chính là lý do cho sự phát triển của thị trường bất động sản. Mở đầu cho sự phát triển của thị trường bất động sản tại Vũng Tàu, nhờ tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và cũng tạo ra mặt bằng chung giá đất không ngừng tăng trưởng.

Nhiều khu vực ven biển từ năm 2017 đến nay tăng trung bình hơn 57% mỗi năm, thậm chí có nơi tăng hơn 100%. Tuy nhiên, tiềm năng tăng giá còn rất lớn khi giá bất động sản vẫn thấp hơn nhiều so với thị trường Nha Trang, Phú Quốc hay Đà Nẵng. Đáng chú ý hơn, ngay cả khu vực Hồ Tràm - Xuyên Mộc, vốn là khu vực "yên tĩnh" nhất cũng trở nên "sôi động" khi hàng loạt ông lớn, tiêu biểu như Novaland cũng đổ bộ về.

Bên trên là thông tin mới về huyện Long Thành nhờ cú hích hạ tầng giao thông tăng giá đất. Quý khách có thể tìm hiểu thông tin chính thức dự án Century City Long Thành.

Thông tin liên quan: 

👉 Giá đất huyện Long Thành tăng nhờ cú hích hạ tầng giao thông

👉 Phương án tái định cư kết nối sân bay Long Thành

👉 Tiến độ công tác giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành ?

👉 Long Thành sẽ trở thành đô thị loại III tầm nhìn 2025 - 2030

👉 Thông tin quy hoạch về sân bay quốc tế Long Thành

👉 DT 769 kết nối sân bay Long Thành mở rộng đầu tư 1.600 tỷ đồng

👉 Long Thành sẽ là thành phố Sân Bay trong năm 2030

👉 Sức hút của các đô thị vùng ven sân bay Long Thành

👉 Long Thành chính thức bàn giao đất tại khu tái định cư Lộc An